BMW X3 số sàn ít thấy tại Việt Nam, rao giá chưa tới 200 triệu đồng
Chiều 10.1, trên SVĐ Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long đã có trận đấu gặp Trường ĐH Cần Thơ trong khuôn khổ lượt trận thứ hai vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Đây là hai đối thủ có nhiều duyên nợ. Tại giải TNSV THACO cup 2024, Trường ĐH Cần Thơ đã may mắn vượt qua Trường ĐH Cửu Long với tỉ số 1-0, nhờ tình huống phản lưới nhà của đội khách vào những phút bù giờ cuối cùng. Năm nay, Trường ĐH Cửu Long rất muốn đòi lại "món nợ" này để tạo đà tiến sâu tại giải. Với lợi thế sân nhà, cổ động viên Trường ĐH Cần Thơ phủ kín phần lớn khán đài. Phía bên kia, đại diện đến từ Vĩnh Long lại có sự động viên tinh thần rất đặc biệt, khi TS Nguyễn Thanh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đích thân sang tận SVĐ Cần Thơ cổ vũ. Không những vậy, nhà trường còn bố trí xe chở hơn 100 cổ động viên sang ủng hộ đội, gây ấn tượng mạnh với những tiếng kèn không ngớt. Với sự cổ vũ nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường và dàn cổ động viên, Trường ĐH Cửu Long đã có 1 trận đấu cực hay. Sau 80 phút thi đấu, đội đã thắng đậm với tỷ số 3-0 trước Trường ĐH Cần Thơ (á quân vòng loại Tây Nam bộ TNSV THACO cup 2024), qua đó tạm vươn lên dẫn đầu nhóm A, với 4 điểm sau 2 trận. Đặc biệt, ngay sau tiếng còi mãn cuộc, đội Trường ĐH Cửu Long đã nhận ngay thưởng nóng 20 triệu đồng; trong đó, 10 triệu đồng từ Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long và 10 triệu đồng từ TS Nguyễn Thanh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long. Một phần thưởng rất quý về mặt tinh thần cho các cầu thủ trước khi bước vào những trận đấu quan trọng tiếp theo.Ông Âu Hữu Thế, Trưởng đoàn Trường ĐH Cửu Long, cho biết các cầu thủ đội nhà hôm nay thi đấu rất năng nổ, tinh thần rất cao, có nhiều đường chuyền phù hợp theo yêu cầu của ban huấn luyện. Đặc biệt, các em đã thắng được một đội được đánh giá cao nhất ở vòng bảng. "Với sự thành công như vậy, thầy hiệu trưởng và thầy hiệu phó mỗi thầy thưởng cho các em 10 triệu. Mỗi trận thì các thầy đều có phần thưởng. Kết thúc vòng loại, đội có thành tích thì trường sẽ thưởng riêng nữa", ông Âu Hữu Thế chia sẻ.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Huy động gần 9.500 tỉ đồng trồng cây xanh trong 3 năm
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 9 giờ sáng nay 1.2, đường hoa "khu nhà giàu" Phú Mỹ Hưng (Q.7) vẫn rực rỡ sắc màu mùa xuân. Đông đảo người dân và du khách tranh thủ tham quan đường hoa trong ngày cuối này.
Tạm giữ xe Maybach không biển số vụ đoàn xe rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh
Ở trận “derby cố đô” tại sân SVĐ Quân khu 5 diễn ra sáng 8.1, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã gây bất ngờ khi đánh bại đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế với tỷ số đậm đà 4-0. Trong chiến thắng ấn tượng của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, không thể không nhắc đến tiền đạo Nguyễn Đức Tài. Anh đã tỏa sáng rực rỡ với cú đúp bàn thắng, giúp đội nhà giành trọn 3 điểm.Chân sút có dáng người cao to của đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã chơi thăng hoa với những pha xử lý ở đẳng cấp rất cao để mang về 2 bàn thắng đầu tiên. Phút 11, Đức Tài đón bóng trong vòng cấm và thực hiện động tác giả, trước khi tung cú sút kỹ thuật mở tỷ số. Chỉ 6 phút sau, tiền đạo sinh năm 2002 tiếp tục lên tiếng với cú sút phạt quyết đoán đưa bóng vào góc cao khung thành để nhân đôi cách biệt. Cả hai pha dứt điểm của Đức Tài đều khiến cho thủ môn của đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế chỉ biết đứng nhìn.Sau trận đấu, Nguyễn Đức Tài tiết lộ: “Những tình ghi bàn như thế, tôi đã tập đi tập lại rất nhiều lần, đặc biệt là những cú sút phạt trực tiếp. Tôi thường xuyên tập sút phạt trong những buổi tập cùng với đội, và thậm chí là tự tập ở nhà hoặc những khi đi đá bóng cùng bạn bè. Do đó, tôi mới có cảm giác tốt và tự tin để thực hiện những pha bóng như thế khi ra sân thi đấu”.Đáng chú ý, Nguyễn Đức Tài là cầu thủ từng nằm trong thành phần đội ĐH Huế đăng quang ngôi vô địch ngay trong lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức, vào năm 2023 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2024, Đức Tài vẫn chơi cho đội ĐH Huế. Nhưng đến mùa giải năm nay (2025), tiền đạo 23 tuổi đã trở về đầu quân cho đội bóng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, nơi mà anh đang theo học. Đức Tài chia sẻ: “Tôi đã học năm cuối rồi, nên rất muốn cống hiến một điều gì đó cho ngôi trường của mình”.“Tôi đã từng có kỷ niệm đẹp tại TP.HCM, khi cùng đội ĐH Huế vô địch giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần I - 2023. Và trong năm học cuối, tôi muốn có thêm một lần nữa cùng đội bóng của chính trường mình có mặt tại TP.HCM để lưu lại những kỷ niệm đẹp thời sinh viên, và tận hưởng bầu không khí sôi động trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng”, Đức Tài bày tỏ.Dù đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế có một trận đấu bùng nổ và thắng đậm 4-0 trước đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, nhưng cảm xúc của Nguyễn Đức Tài vào lúc này là vui buồn lẫn lộn. Bởi, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế không còn quyền tự quyết, mà phải phụ thuộc vào kết quả của trận đấu còn lại giữa đội ĐH Duy Tân và đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế (lượt cuối ngày 10.1). Ở lượt trận đầu tiên, đội Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế thua 0-2 trước đội ĐH Duy Tân. Do đó, nếu đội ĐH Duy Tân để thua ở trận cuối, thì đội Trường ĐH Khoa học - Huế mới sáng cửa đi tiếp.Tại SVĐ Quân khu 5, VNPT Đà Nẵng đã hỗ trợ đường truyền Internet siêu tốc độ cao - Công nghệ XGSPON cho giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Lái xe sang Lexus dừng đỗ 'ngang ngược', tài xế còn thái độ thách thức
Những nâng cấp đáng chú ý trên Hyundai Palisade 2023 có thể kể đến như màn hình thông tin giải trí tăng kích thước từ 10,25 inch lên 12,3 inch, sạc không dây cho điện thoại thông minh tăng công suất từ 5 watt lên 15 watt, màn hình giải trí có thể chia đôi, màn hình HUD lớn 2,6 inch to hơn hẳn so với kích thước 1,8 inch ở bản cũ, đi kèm độ phân giải lớn hơn.